Lấy cảm hứng từ thời đại Shōwa (Thời đại Chiêu Hòa) (Tokyo những năm 1920), thiết kế nội thất và chiếu sáng ở đây hướng tới một mục mục tiêu: Khiến cho thực khách đến với nhà hàng có một trải nghiệm ẩm thực chân thật và toàn vẹn. Ấn tượng mà bầu không khí cũng như thiết kế của nhà hàng mang lại được đánh giá là vô cùng sâu sắc và mãnh liệt. Ngọn lửa, hơi nước, làn khói... tất cả đều là những hiệu ứng được tạo ra từ khu bếp nướng than ROBATA (viết tắt của Robatayaki – lò nướng) vô cùng hút mắt được đặt tại vị trí trung tâm nhà hàng, từ các băng nước đá nơi họ trưng bày các loại hải sản đặc biệt tươi ngon.
Thêm vào đó, sự phối kết hợp đan xen của các chất liệu: bê tông với niên đại hàng trăm tuổi, gỗ than và các bức tranh mang âm hưởng của nền văn hóa Nhật đã hòa trộn với nhau, dẫn dắt thực khách tới một không gian văn hóa với địa điểm và thời gian hoàn toàn cách biệt với thực tại.
Ánh sáng tại đây tuy mờ ảo nhưng lại sử dụng rất khéo léo và tinh tế đèn chiếu sáng tạo điểm nhấn cho các vị trí đặc biệt.
Luôn theo sát và đồng hành kể từ lúc tất cả mới mới chỉ là ý tưởng cho tới gian đoạn cuối cùng khi Ramusake hoàn thiện và đi vào hoạt động, DPA lighting (Công ty tư vấn về thiết kế chiếu sáng) là đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn, đưa ra các ý tưởng thiết kế chiếu sáng và tư vấn kỹ thuật xuyên suốt quá trình xây dựng nhà hàng.
Ý tưởng gốc rễ của chủ đầu tư là tạo nên một không gian mang không khí ấm cúng, thân mật, đầy cảm xúc, kết hợp với các yếu tố mang tính chính thống của văn hóa Nhật như việc sử dụng các loại đèn lồng truyền thống là Chouchin và Tsuri Dourou. Phối hợp ăn ý với chuyên gia thiết kế nội thất, các ý tưởng theo đó mà phát triển vô cùng mạnh mẽ. Không ai có thể phủ nhận, treo lơ lửng một Bàn tính Abacus** khổng lồ trên trần nhà của không gian phục vụ ăn uống chính trong nhà hàng là một nét đột phá trong thiết kế .
DPA cũng đã đưa ra chiến lược sử dụng đèn chiếu rọi (spotlight) để chiếu sáng cho các bàn ăn và các bức tranh, các loại đèn chiếu sáng tạo điểm nhấn và chiếu sáng tập trung lại được sử dụng cho không gian bếp mở (Open show kitchen) và Quầy bar lớn phục vụ rượu Sake.
Sự phối hợp kỹ thuật chiếu sáng từ mức độ cao, trung bình cho tới thấp đã tạo nên một môi trường chiếu sáng cân bằng với các cấp bậc đan xen nhau hết sức tinh tế. Ánh sáng chung (Ambient light - ánh sáng môi trường) ở đây được sử dụng ở mức rất thấp với mục đích nâng cao tính riêng tư và “tính kịch” cho không gian chung. Cũng bởi tính đa dạng và rời rạc của các thiết bị chiếu sáng nên hiệu ứng ánh sáng mà chúng tạo ra lại thu hút được chú ý hơn so với bản thân thiết bị đó và “chiếm sân khấu chính” trong vẻ đẹp của nhà hàng.
Tại khu vực sân hiên, đèn chiếu sáng tạo điểm nhấn được sử dụng hết sức “tiết kiệm” và dè dặt (chỉ sử dụng cho cây cảnh lớn duy nhất tại trung tâm, các tường cây mini được đặt rải rác xung quanh và các bức tranh nghệ thuật), mục đích là để dành sự tập trung cho các chi tiết thực sự ấn tượng và ngoạn mục.
*Izakaya: một loại quán nhậu nhỏ thân mật và ấm cúng mà bạn có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi ở Nhật Bản.
**Abacus: Bàn tính gẩy hạt bẳng gỗ
Nguồn: LOVIN DUBAI
Biên dịch: Direwolf - CROMLED TÂM TỎA SÁNG